Những Loại Cọc Tiếp Địa Nào Sử Dụng Phổ Biến Tại Tp Hồ Chí Minh
-
Người viết: MinhLe
/
Theo như TCVN 9358:2012, cọc tiếp địa được gọi với tên gọi là điện cực đất (earth electrode) – một vật dẫn hoặc 1 nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất. Từ đó nó hình thành nên mối nối điện có hiểu quả với toàn khối đất. Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, nó giúp cho hệ thống chống sét có thể hoạt động được hiệu quả.
1. Cọc tiếp địa là gì?
Cọc tiếp địa còn được gọi là cọc nối đất, hoặc điện cực đất. Có nhiệm vụ chuyển toàn bộ lượng điện năng xuống đất xung quanh một cách an toàn. Cọc tiếp địa giúp bảo vệ công trình, thiết bị của bạn và không ảnh hưởng đến các cá nhân, công trình khác.
2. Phân loại cọc tiếp địa
Các loại cọc tiếp địa chưa có cách phân loại chính quy. Tại Việt Nam, cách phân loại cọc tiếp địa phổ biến là dựa vào:
2.1 Theo chất liệu
2.1.1 Cọc tiếp địa làm từ thép mạ kẽm
Chất liệu cọc tiếp địa này được sản xuất từ thép chất lượng cao được nhúng vào bể kẽm nóng.
2.1.2 Chất liệu cọc tiếp địa từ thép mạ đồng
Với loại này lõi cọc được làm bằng thép. Nó giúp tăng khả năng truyền dẫn sét cọc được phủ lớp đồng mỏng bên ngoài, hàm lượng đồng thấp.
2.1.3 Cọc tiếp địa được sản xuất từ đồng đặc nguyên chất (đồng đỏ hoặc đồng vàng)
Đây là loại cọc tiếp địa có chất lượng tốt nhất thị trường nước ta. Hàm lượng đồng từ 95 đến 99%
2.2 Theo nguồn gốc
Ở nước ta, cọc tiếp địa được nhập khẩu từ Ấn Độ và cọc tiếp đất nội địa là hai loại chiếm tỉ lệ chủ yếu.
- Cọc tiếp địa xuất xứ Ấn Độ có chất lượng trung bình. Nó sử dụng nhiều tại các công trình nhỏ và vừa.
- Cọc tiếp địa sản xuất tại Việt Nam đa dạng về giá cả, chất lượng, quy cách, chất liệu. Tùy theo chất lượng sản xuất mà nó phù hợp với từng mô hình công trình khác nhau.
2.3 Theo hình dạng
2.3.1 Cọc tiếp địa thanh chữ V, độ dày lớn (V50 ~ V70)
Loại cọc tiếp đất này có diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to, thường dùng chống sét cho nhà xưởng, khu vực dễ cháy nổ như trạm điện, xăng.
2.3.2 Cọc tiếp địa thanh tròn đặc, quy cách D14 – D20
Cọc tiếp địa này có thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng thi công, được dùng nhiều trong các công trình nhỏ, nhà ở, phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
>>>tham khảo vật tư chống sét tại TIẾN HOÀNG PHÁT<<<
3. Tiêu chuẩn đối với cọc tiếp địa tại Việt Nam
Bất kỳ thiết bị nào muốn hoạt động và phát huy tốt công dụng của mình đều cần phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định. Điều kiện tiên quyết này cũng được áp dụng đối với việc lắp đặt cọc tiếp địa. Việc lắp đặt cọc tiếp địa cần tuân theo tiêu chuẩn chống sét, tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa Việt Nam, được quy định tại TCVN 9358:2012.
- Đảm bảo điện trở đất không quá 10Ω. Trị số này còn phải thấp hơn trong một số khu vực đặc thù. Ví dụ như: dễ cháy nổ như trạm xăng, điện, nhà máy hóa chất,..
- Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn điện cực thép có đường kính không nhỏ hơn 16 mm. Với loại điện cực kim loại khác không phải thép không được nhỏ hơn 12mm
- Không được dùng thanh cốt thép, thanh thép gai làm điện cực đất dạng cọc nhọn.
- Cọc tiếp địa ống kim loại có chiều dày ống tối thiểu 2,45mm, đường kính trong tối thiểu 19mm, điện cực ống thép phải được bảo vệ chống ăn mòn.
>>>Tham Khảo Báo Giá Lắp Đặt Cột Chống Sét Thu Lôi Uy Tín Nhất Tại Tp Hồ Chí Minh<<<